Readability
Hẳn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên tại sao tôi lại để Readability ở vị trí đầu tiên.
Vậy Readability là cái quái gì?
Readability là khả năng độc giả có thể thu thập thông tin trên bài viết của bạn.
Điều này vô cùng quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng tới 4 yếu tố:
- Bounce Rate
- Dwell on time (thời gian đọc bài viết)
- Conversion (tỉ lệ chuyển đổi)
- Feature Snippets. Vâng! Một trong những yếu tố quan trọng nhất và ít người biết đó là khi bạn tối ưu Readability đúng cách, bạn đã tăng cơ hội của mình lên vị trí top 0 (đoạn trích nổi bật) hơn rất rất rất nhiều. ( xem thêm: bàn ghế thông minh )
Tại sao nó lại ảnh hưởng đến 4 yếu tố trên?
Đơn giản là, khi bạn tối ưu Readability bạn sẽ giúp cho người dùng dễ dàng thu thập thông tin, dẫn đến việc họ sẽ ở lại đọc bài viết lâu hơn. Kết hợp với liên kết nội bộ, Readability sẽ giúp giảm tỉ lệ thoát và tăng tỉ lệ chuyển đổi lên rất nhiều.
Feature Snippets
Đầu tiên, bạn cần phải biết 2 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới vị trí top 0:
Website uy tín ở bộ từ khóa ấy
Một điều đơn giản là, đối với một phạm vi từ khóa nhất định, vị trí thứ hạng web tỉ lệ thuận với độ tin tưởng của Google dành cho website.
Bạn có thể nhìn bên dưới biểu đồ thể hiện tỉ lệ xuất hiện Featured Snippets theo từng top.
Thông tin chính xác
Độ chính xác của thông tin trên website là yếu tố thứ 2 có ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí top 0.
Google đánh giá độ chính xác của một website bằng cách so sánh đoạn văn thông tin trong web với các dữ liệu nó thu thập được tại các trang lớn trên thế giới.
Nếu thông tin này giống/đồng nghĩa với dữ liệu từ các trang lớn, Google sẽ biết được thông tin ấy là đúng và chính xác.
Nhưng… làm thế nào để Google nhận biết được đó là thông tin mà người dùng cần để hiển thị ở các vị trí top đầu?
Đó chính là lúc bạn cần phải tạo điều kiện cho Google hiểu được rằng đó là đoạn thông tin mà người dùng đang tìm và google nên lấy đoạn thông tin đó.( xem thêm: bàn ghế thông minh giá rẻ tphcm )
Và tất cả những việc này được thực hiện thông qua Readability
Tối ưu Readability
À, cái này đơn giản thôi, nếu bạn có Yoast SEO thì bạn chỉ cần bật phần Readability lên. Sau đó, làm theo Yoast SEO hướng dẫn là được! Bạn chỉ cần tối ưu cho nó oK thôi (Màu cam) chứ không cần là Good (màu xanh lá).
Chèn từ khóa vào Tiêu đề bài viết
Thẻ tiêu đề (Title) đóng vai trò rất lớn trong việc cập nhật dữ liệu của công cụ tìm kiếm.
Trước đây, bạn có thể đặt một vài từ khóa vào Title thôi cũng đủ tăng cơ hội xếp hạng trang của bạn rồi. Tuy nhiên, gã khổng lồ Google đã nắm bắt được thủ thuật này và tiến hành giảm tầm quan trọng của việc chèn từ khóa chính xác trong tiêu đề.( xem thêm: http://gialongfurniture.com/ )
Nhưng các nghiên cứu cũng chứng minh: Đặt từ khóa SEO vào vị trí đầu tiêu đề lại giúp tăng tỉ lệ CTR & thứ hạng.
Vì vậy khi tối ưu Title hãy đặt các từ khóa quan trọng ở vị trí đầu tiên. Sau đó hãy khiến cho nó thật hập dẫn để tăng tỉ lệ CTR nhé!
Tối ưu URL
Hãy để từ khóa SEO chính của bạn vào URL.
URL là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến SEO Onpage. Nhưng hãy nhớ rằng, URL của bạn càng tinh gọn bao nhiêu thì thứ hạng SEO của bạn càng được ảnh hưởng tích cực bấy nhiêu.
Vì vậy, một URL tốt cần đảm bảo 3 yếu tố sau:
- ngắn gọn
- liên quan đến nội dung bài viết
- chứa từ khóa lượng search nhiều nhất một cách thông minh.
Chèn từ khóa vào các thẻ Heading & Sub-headings
Sử dụng từ khoá trong tiêu đề chính (H1) và tiêu đề phụ(H2, H3,..H6) là một điều rất tốt bởi những lý do sau
Thứ nhất.
Khi bạn sử dụng các từ khoá trong tiêu đề chính và tiêu đề phụ, Google sẽ hiểu rõ hơn về nội dung website
=> Cập nhật và phân loại nội dung đúng theo tìm kiếm của người dùng.
Thứ hai.
Google là fan hâm mộ của sự liên quan.
=> Khi tối ưu các thẻ heading, hãy cố gắng đa dạng, tạo sự liên quan và hướng tới người dùng nhiều nhất có thể.
Tối ưu hình ảnh
Thẻ “alt” được sử dụng để mô tả hình ảnh. Nếu một thẻ alt có nội dung mô tả đầy đủ sẽ giúp hình ảnh lên top Google Image.
Một số người cho rằng, thẻ “alt” có thể giúp toàn bộ trang web xếp hạng tốt hơn vì nó phép công cụ tìm kiếm hiểu về chủ đề của văn bản xung quanh Hình ảnh.
Viết Meta Description thật hấp dẫn
Meta Description là đoạn mô tả ngắn mà sẽ hiển thị trong kết quả tìm kiếm, cho phép người dùng biết sơ nội dung trang web của bạn là gì trước khi nhấp vào.
Đăng tải Nội dung dài
Độ dài của bài viết là một trong những cách nhanh và dễ nhất của google để đánh giá sơ bộ xem bài viết của bạn có chuyên sâu & hướng tới người dùng hay không.
Một số liệu chứng minh cho thấy, 1890 chữ sẽ là con số tốt nhất cho độ dài một bài viết.
Tại sao lại là 1890 chữ?
Jonah Berger chứng minh rằng, những bài viết trên 2000 chữ có xu hướng được chia sẻ nhiều nhất (social share), vì có nội dung chuyên sâu hơn, nên thời gian người dùng dành ra để ở lại web và đọc bài viết cũng sẽ lâu hơn.
Tất nhiên không thể nói là một bài viết 400 chữ không có khả năng rank cao hơn bài 1890 chữ, mà bài viết hơn 1890 chữ sẽ có lợi thế hơn một chút so với những bài viết ngắn.
Internal Link và Outbound link
Một bài viết được tối ưu hoàn chỉnh khi có sự kết hợp giữa Internal Link và Outbound link.
Internal link giúp việc điều hướng người dùng, hỗ trợ Google thu thập dữ liệu dễ dàng hơn.
Ngoài ra, nó còn truyền sức mạnh giữa các bài viết với nhau. Cũng như cho người dùng thêm nhiều thông tin giá trị từ đó cải thiện thứ hạng SEO của website.
Tốc độ tải trang web
Trong sứ mệnh làm cho Internet trở nên thân thiện hơn với người dùng, Google đã đưa tốc độ tải trang web vào một trong các yếu tố trong thuật toán để xếp hạng website.
Website Thân thiện
Khi xu hướng sử dụng thiết bị di động ngày càng gia tăng, Google bắt đầu ưu tiên trải nghiệm người dùng trên điện thoại.
Nghĩa là, phiên bản website trên di động đã trở thành một yếu tố xếp hạng.
Nhất là nếu bạn đang áp dụng các phương pháp Onpage SEO tôi đề cập ở trên, bạn sẽ dần dần tối ưu hóa website của bạn trên thiết bị di động. Đặc biệt là tốc độ tải trang.
Nếu bạn có xây dựng trang web ở phiên bản di động hoặc sử dụng responsive theme, thì xin chúc mừng . Bạn đã đi đúng hướng rồi đấy!