Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ

Công việc, vai trò và trách nhiệm của người quản lý nhân sự


Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp hay tổ chức. Do đó việc khai thác tốt nguồn lực này để phục vụ phát triển doanh nghiệp và xã hội là một vấn đề quan trọng trong việc quản lý các tổ chức và doanh nghiệp. Việc quản lý nguồn lực đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh, và quan niệm rằng con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển. Các kỹ thuật quản lý nhân lực thường có mục đích tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức.



Quản lý nhân sự là gì hay quản lý nguồn nhân lực là gì, là sự khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của một tổ chức hay một công ty một cách hợp lý và hiệu quả. Quản lý nhân sự  là gì quản lý nhân sự có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực, không riêng gì trong sản xuất kinh doanh.

Lập kế hoạch và tuyển dụng

– Phối hợp với các phòng ban trong công ty để lâp kế hoạch nguồn nhân lực: theo dõi thông tin nhân lực toàn công ty, đưa ra bảng mô tả công việc chuẩn hóa cho từng vị trí nhân viên, lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự.

– Tham vấn, giám sát quá trình tuyển dụng.

– Hoạch định những chính sách phù hợp thu hút người tài cho công ty.

– Kết hợp cùng các phòng ban khác tổ chức tuyển dụng những vị trí thiếu cho công ty. Nếu các phòng ban cần thêm nhân sự khi đề xuất với phòng nhân sự, phòng nhân sự sẽ đăng tuyển trên web, báo và tổ chức giới thiệu việc làm để tìm kiếm. 

Trưởng phòng nhân sự không trực tiếp phỏng vấn ở các vị trí thấp, họ sẽ phân cho nhân viên nhân sự và nhân viên chuyên môn ở phòng đó trực tiếp tuyển dụng. Một số vị trí quan trọng như: tổ trưởng chuyên môn, phó phòng, trưởng phòng thì trưởng phòng nhân sự mới trực tiếp tham gia tuyển dụng.


Về mặt đào tạo và phát triển nhân lực

– TPNS tổ chức hướng dẫn các nhân viên mới hội nhập với công việc. Thường công ty chỉ đào tạo ngắn hạn cho nhân viên các kỹ năng và kiến thức cần thiết phục vụ cho công ty.

– Xác định nhu cầu đào tạo và lựa chọn hướng phát triển, đào tạo theo yêu cầu công ty.

– Xây dựng, quyết định chương trình đào tạo cho người lao động tại doanh nghiệp phát triển nghề nghiệp của họ. Với các chương trình đạo như những khóa học dài hạn trên 3 tháng, TPNS sẽ xem xét nguyện vọng và quyết định có hỗ trợ học phí cho nhân viên không. Thường công ty sẽ yêu cầu nhân viên đó đem bằng cấp về và cam kết làm việc cho công ty trong khoảng thời gian bao nhiêu lâu.

Duy trì và quản lý nguồn lực

Trưởng phòng nhân sự là người chỉ đạo việc đánh giá kết quả công việc của nhân viên, khen thưởng, trả công cho họ. Ngoài ra, trưởng phòng nhân sự phải cùng với các trưởng phòng ban khác bố trí, thuyên chuyển, đề bạt, quản lý quá trình thôi việc… Họ còn hướng dẫn, tư vấn cho các bộ phận khác về chính sách nhân sự của công ty và giữ nhiệm vụ đôn đốc các bộ phận khác thực hiện.

Trưởng phòng nhân sự là cầu nói giữa người lao động và người sử dụng lao động, mang trong mình tính cách vừa răn đe, vừa phục vụ. Răn đe để không cho nhân viên tham nhũng, thiếu kỷ luật làm ảnh hưởng xấu đến công ty, để tổ chức kết cấu công ty cho vững mạnh. Họ cũng là người ký các quyết định thuyên chuyển công tác.


Thông tin, dịch vụ nhân sự

Trưởng phòng cần nắm bắt thông tin nhân sự trong công ty một cách nhanh chóng, truyền tin hiệu quả. Trưởng phòng nhân sự sẽ ký các quyết định ban hành luật, văn bản bổ sung cho nhân lực cũng như các vấn đề khác liên quan để đảm bảo công ty làm việc theo đúng yêu cầu của nhà nước.

– Trưởng phòng nhân sự cũng cần tạo dựng các mối quan hệ tốt với các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước như Sở kế hoạch đầu tư, cảnh sát khu vực, cơ quan phòng cháy chữa cháy..

Đánh giá hiệu quả

Bộ phận quản lý nhân sự khuyến khích nhân viên trong tổ chức chung tay làm việc cùng nhau, giúp họ phát huy hết tiềm năng, đồng thời đưa ra các gợi ý để giúp người nhân viên cải thiện hiệu quả của mình.

Nhân sự cũng là người thường xuyên giao tiếp với nhân viên để cung cấp cho họ những phản hồi cần thiết về hiệu quả làm việc và giúp nhân viên xác định rõ vai trò của mình

Hoạt động này rất có lợi vì nó cho phép nhân viên có thể phác thảo được những mục tiêu một cách rõ ràng; theo đó, giúp họ dễ dàng thực hiện các mục tiêu kia toàn tâm toàn ý. Nếu được thực hiện thường xuyên, hoạt động đánh giá hiệu quả sẽ tạo ra động lực lớn cho nhân viên.


Quản lý tranh chấp

Trong một tổ chức, có rất nhiều vấn đề phát sinh có thể dẫn đến những tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động. Có thể nói rằng các mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi.

Trong bối cảnh đó, bộ phận quản lý nhân sự đóng vai trò nhà tư vấn và hòa giải để giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả.

Đầu tiên, nhân sự lắng nghe những than phiền và bức xúc của nhân viên. Sau đó, họ đưa ra các giải pháp phù hợp để giải quyết chúng. Nói cách khác, bộ phận quản lý nhân sự chịu trách nhiệm hành động kịp thời và phòng ngừa trường hợp các vấn đề trở nên quá nghiêm trọng.

Quan hệ công chúng

Một phần lớn trách nhiệm duy trì quan hệ tốt với công chúng thuộc về bộ phận quản lý nhân sự.

Nhân sự chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc gặp kinh doanh, hội thảo và những cuộc họp chính thức khác trên danh nghĩa công ty để xây dựng quan hệ với các doanh nghiệp khác, báo chí, truyền thông. Đôi khi, nhân sự cũng đóng vai trò tích cực trong hoạt động lập kế hoạch kinh doanh và tiếp thị cho doanh nghiệp.

Ở thời đại “quảng cáo đang thoái trào, PR lên ngôi,” khi hoạt động xây dựng và duy trì các mối quan hệ ngày càng được đề cao, những đóng góp của bộ phận quản lý nhân sự ngày một được thể hiện rõ trong hầu hết doanh nghiệp.

Những doanh nghiệp không xây dựng bộ phận quản lý nhân sự vững mạnh rất dễ gặp phải vô vàn rắc rối trong các hoạt động kinh doanh thường nhật. Vì vậy, ngày nay, doanh nghiệp đầu tư rất nhiều công sức vào để xây dựng một phòng nhân sự vững mạnh và hiệu quả.


Tạo động lực cho nhân viên

Nhân viên nên được tạo động lực nếu bạn muốn nhận được những kết quả tốt nhất từ họ. Bạn sẽ không thể tìm thấy ai làm việc vì không thứ gì cả. Tất cả nhân viên đều mong muốn được tạo động lực để đóng góp vào thành công của doanh nghiệp. 

Tuy nhiên hãy nhớ rằng mỗi nhân viên sẽ có những cách tạo động lực khác nhau. Một trong những nhiệm vụ quản lý là tối ưu hóa quy trình và tối đa hóa hiệu suất của nhân viên. Vì vậy, hãy lan truyền động lực cũng là một nhiệm vụ khác của quản lý.

Trao quyền

Nhà quản lý thành công sẽ biết làm cách nào để giao đúng người đúng việc. Chúng ta không thể tìm thấy nhà quản lý giỏi nếu thiếu sự trao quyền. Việc trao quyền cho nhân viên cũng là cách chúng ta thấy được sự khác biệt giữa người quản lý thành công với quản lý kém. Có thể thấy rằng, trao quyền là sự kết nối giữa kinh nghiệm và kiến thức khác biệt để mang lại kết quả cao hơn.

Nhân sự một trong những nguồn lực chính của doanh nghiệp. Tùy vào quy mô, quan niệm của công ty mà công việc của trưởng phòng nhân sự được định hình theo những cách khác nhau. Dù ở cấp độ nào của công tác nhân sự, trưởng phòng nhân sự phải là người vạch ra chiến lược và tuyển dụng đúng người công ty cần, đào tạo phát triển nguồn lực hiện có, duy trì và quản lý nhân viên, hiểu rõ các thông tin và dịch vụ cần thiết cho các nhân viên đó. Một doanh nghiệp muốn phát triển lớn mạnh phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ nhân sự.

Mặt khác, trưởng phòng nhân sự có một bản mô tả công việc rõ ràng, chi tiết là cơ sở cho các hoạt động khác công ty, giúp công ty hiểu được nhân viên nào cần để thực hiện công việc nhân sự tốt nhất. Qua đó trưởng phòng nhân sự cũng sẽ hiểu rõ hơn về nội dung công việc, quyền hạn, trách nhiệm của mình với công việc.

"QC" CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC GIÁ RẺ UY TÍN TP.HCM


 Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18  ( Ms. Nguyệt )

Email: nguyethey@gmail.com 
Youtube : https://www.youtube.com/watch?v=VLUrkEZInDw