Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ

Xu hướng SEO & Marketing trong năm 2019 thời đại 4.0

Với sự phát triển của internet và công nghệ hiện giờ, con người kết nối với nhau rộng hơn và khái niệm “thế giới phẳng” trở nên rõ ràng hơn. Đồng nghĩa với việc người tiêu dùng trở nên quyền lực hơn và có nhiều sự lựa chọn hơn, do đó doanh nghiệp cần có sự thay đổi về tư duy bán hàng và tiếp thị sao cho phù hợp.

Marketing thời 4.0 cũng là hình thức tiếp thị giữa doanh nghiệp và khách hàng, tuy nhiên sẽ có cả sự kết hợp và tương tác giữa hình thức online lẫn offline. Và trong thời đại 4.0 này doanh nghiệp sẽ cần phải thay đổi hoàn toàn cách thức tiếp cận khách hàng của mình, lẫn nhu cầu, hình thức tiếp thị và chăm sóc khách hàng…để có thể phù hợp hơn với xu thế của thời đại.



Marketing 4.0 vẫn luôn gắn liền với internet nhưng sẽ là một cuộc dịch chuyển đáng kể trong việc lựa chọn các hình thức để tiếp cận với đối tượng khách hàng tiềm năng, các kênh quảng bá, kêu gọi mua hàng…

Smart GDN: Đây là một trong những xu hướng marketing thời 4.0 và là giải pháp quảng cáo thông minh với việc nhắm trực tiếp vào đối tượng khách hàng mục tiêu một cách tự động. Và đồng thời cũng tự động tạo ra quảng cáo.

Big Data: là một thuật ngữ rất phổ biến trong thời đại 4.0.  Chúng ta có thể hiểu Big Data là một nguồn dữ liệu khổng lồ và cực kỳ phức tạp, tất nhiên hệ thống máy tính thông thường mà chúng ta sử dụng không thể nào giải quyết được. Và nó bao gồm phân tích, thu nhập dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ dữ liệu, truy vấn và cả tính riêng tư.

Co-creation –  Là việc dựa vào kiến thức, trải nghiệm, nhu cầu của cộng đồng để tạo nên nguồn thông tin đầu vào cho các doanh nghiệp. Co-creation có thể dễ nhận thấy nhất ở các công ty công nghệ. Các công ty công nghệ luôn luôn có một cộng đồng người dùng sử dụng hằng ngày. Họ có kiến thức, có trải nghiệm với sản phẩm nên họ sẽ biết nên cải tiến ở những điểm nào. Từ đó, bộ phận R&D của các doanh nghiệp sẽ dựa vào ý kiến của các cộng đồng đó để cải tiến sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp sẽ có sự chọn lọc những thông tin thực sự hữu ích, nhờ đó họ tiết kiệm được nguồn lực nghiên cứu và phát triển của mình.

Currency – Một ví dụ dễ thấy nhất là việc định giá của Uber và Grab. Thông thường, khi đi taxi truyền thống thì dù mưa hay nắng cũng chỉ có một mức giá cố định. Còn định giá của Grab và Uber sẽ linh hoạt theo nhu cầu của thị trường. Nếu cầu lớn hơn cung vào thời điểm nào đó thì giá sẽ bị đẩy lên cao hơn. Tuy nhiên, nhìn vào khả năng linh hoạt của giá chúng ta phải hiểu rằng không phải giá lúc nào cũng tăng, mà đôi khi còn được giảm. Khách hàng được giảm giá trong trường hợp đã sử dụng lâu dài dịch vụ/sản phẩm. Vậy cũng cùng là một loại sản phẩm nhưng được định giá rất linh hoạt, tuỳ theo khách hàng của mình là ai. Chúng ta có thể thấy rõ ràng chi phí đi tìm một khách hàng mới bao giờ cũng cao hơn chi phí để giữ một khách hàng cũ. Vì vậy, mô hình định giá theo Currency rất thú vị.

Community (Kích hoạt cộng đồng) – Sau khi dựa vào chữ C đầu tiên, Co-creation, dựa vào thông tin từ cộng đồng để đưa ra những cải tiến, những sản phẩm mới, thì chúng ta phải đi tiếp cận lại chính cộng đồng của mình. Vì mới được tạo ra dựa trên nhu cầu của cộng đồng này, cho nên họ sẽ là những người dễ dàng đón nhận sản phẩm mới. Cộng đồng này sẽ tạo nên những người dùng đầu tiên và dần dần lan truyền sang các cộng đồng khác.

Conversation (Thảo luận) – Các cuộc thảo luận vô tình sẽ trở thành một kênh truyền thông miễn phí. Khách hàng thảo luận với nhau, chia sẻ trải nghiệm sử dụng sản phẩm. Những người xung quanh họ sẽ nghe được những câu chuyện đó, hoặc sẽ được giới thiệu sử dụng. Đó chính là một kênh quảng bá cho doanh nghiệp.


Một bài viết chuẩn SEO là cần thiết cho xu hướng này!

Unique –  độ mới của bài viết: Một bài viết chuẩn SEO trước hết cần có nội dung mới mẻ, sáng tạo và không được trùng lặp với bất kỳ website nào trước đó.

Density  – mật độ trùng lặp từ khóa: Bài viết bắt buộc phải có chứa từ khóa và từ khóa được phân bổ một cách hợp lý, trải đều trong bài. Mật độ từ khóa không quá cao, cũng không quá thấp, nằm trong ngưỡng vừa phải giúp Google nhận diện tốt nhất.

Các thẻ Meta: Các thẻ meta trong bài viết bao gồm thẻ title (tiêu đề) và descripton (mô tả). Đây là hai thẻ quan trọng, được dùng để tối ưu bài viết trên trang tìm kiếm cũng như thu hút được sự quan tâm của người dùng.

Các thẻ Heading: thẻ heading thực chất là các tiêu đề phụ phân bổ trong bài viết theo bố cục từng bài. Các thẻ heading được chia thành H1, H2, H3… trong đó H1 chính là tiêu đề chính, thẻ H2 là các tiêu đề phụ và H3 là tiêu đề con. Tương tự như vậy, các thẻ còn lại là các tiêu đề hoặc nội dung thông tin được phân cấp trong bài.

Các thẻ Strong, Em: thông thường đây có thể là từ khóa hoặc nội dung thông tin được nhấn mạnh và được tạo ấn tượng bằng việc bôi đậm, in nghiêng hoặc gạch chân nhằm giúp Google dễ nhận diện đồng thời thu hút sự quan tâm của người đọc.

Độ dài bài viết: Bài viết cần đạt tối thiểu 300 từ và nên đạt thấp nhất 500 từ trở nên cho đến hơn 1000 từ.

Media: bài viết cần có chứa hình ảnh hoặc video hấp dẫn minh họa cho nội dung.

Internal Link: ngoài các từ khóa chính và liên kết link chính, nội dung bài viết cần chứa các liên kết nội bộ và link nội bộ trong cùng 1 website