Bạn làm bên nhân sự, bạn mong muốn quản lý nhân sự một cách thật hiệu quả. Tuy nhiên, bạn chưa biết cách quản lý hợp lý. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO đang được rất nhiều công ty áp dụng.
Tiêu chuẩn ISO là gì?
Quản lý nhân sự là bao gồm các công việc của nhân sự từ lúc họ bắt đầu bước vào công ty đến khi họ nghỉ việc tại công ty đó. Để hiểu được quy trình quản lý nhân sự tiêu chuẩn ISO là gì thì bạn cần hiểu tiêu chuẩn ISO là gì.
Nhìn chung, ISO là một tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, được thành lập vào năm 1947 tại Thụy Sĩ. ISO đưa ra các tiêu chuẩn chung về quản lý công nghiệp và thương mại trên toàn cầu.
ISO có rất nhiều các bộ tiêu chuẩn khác nhau như:
- ISO 9000 là hệ thống tiêu chuẩn để quản lý chất lượng sản phẩm.
- ISO 14000 là hệ thống tiêu chuẩn quản lý môi trường.
- ISO 22000 là hệ thống tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm.
Quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO
Lợi ích
- Một doanh nghiệp khi quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO không những cải tiến chất lượng quản lý mà còn giúp kết quả nhân sự của công ty tăng lên đáng kể.
- Năng suất lao động của người lao động được tăng lên, các chi phí quản lý, thuê ngoài được giảm tối thiểu.
- Chi phí vận hành thông qua việc xem xét, phân bổ nguồn lực được bỏ qua.
- Giúp cho doanh nghiệp có thể trực tiếp nhìn nhận và xử lý các chậm trễ, sai sót không đáng có trong bộ phận nhân sự, quản trị nhân sự.
Quy trình quản lý nhân sự
- Bước 1: Công ty cần xem xét xem có đủ khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO vào bộ máy quản lý của mình không. Không phải cái gì mới, hay thì chúng ta cũng có thể áp dụng được. Việc áp dụng tiêu chuẩn khác biệt khiến bộ máy nhân sự làm việc có thể kém hiệu quả hơn trước.
- Bước 2: Tìm người phụ trách
Sau khi bạn xem xét và được thông duyệt việc quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO thì bạn cần tìm người phụ trách, lãnh đạo quy trình này. Người này có thể là trưởng phòng bộ phận nhân sự, nhân viên HR có kiến thức và chuyên môn nhân sự.
- Bước 3: Xây dựng kế hoạch nhân sự thực hiện
Để áp dụng quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO thì bạn cần phân tích và xác định được các điều khoản của tiêu chuẩn tổ chức mà mình áp dụng. Cụ thể, các doanh nghiệp đều phải tuân theo điều kiện tiêu chuẩn ISO 9001:
+ Xác định trước hệ thống quản lý chất lượng, mục tiêu chất lượng.
+ Xác định đúng mục tiêu chất lượng quản lý.
+ Kiểm soát đo lường, đánh giá chính xác nhân viên, theo dõi quy trình quản lý.
- Bước 4: Thông báo trong nội bộ tổ chức
Vì một bộ máy luôn được thay đổi quy trình làm việc, chính vì thế, bạn cần phải thông báo cho tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp được biết và chuẩn bị sẵn sàng tinh thần cũng như kế hoạch để áp dụng.
- Bước 5: Chuẩn bị tài liệu
Việc áp dụng quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO đòi hỏi tổ chức, doanh nghiệp phải chuẩn bị tài liệu thật cẩn thận, chi tiết liên quan để thông báo cho tất cả các nhân viên thực hiện tiêu chuẩn một cách phù hợp.
- Bước 6: Tiến hành thực hiện
Sau khi lên kế hoạch, tài liệu, thông báo cho toàn nhân viên trong hệ thống biết quy trình áp dụng thì người lãnh đạo cần tiến hành thực hiện ngay trong nội bộ công ty.
Thường xuyên kiểm tra và thực hiện đúng quy trình, đánh giá và xem xét các mặt tích cực và hạn chế của quy trình trong những ngày đầu tiên để kịp thời khắc phục và phát triển.
Khi áp dụng tiêu chuẩn ISO trong quản lý nhân sự thì yêu cầu doanh nghiệp đó phải định kỳ đánh giá hệ thống thông qua đánh giá nội bộ.
- Bước 7: Đăng ký ISO
Để được đánh giá là doanh nghiệp có quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO thì bạn cần lựa chọn một tổ chức chứng nhận ISO để đăng ký. Đơn vị chứng nhận cần phải là một đơn vị độc lập và được công nhận chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO.
- Bước 8: Chứng nhận ISO
Đơn vị được cung cấp phải đủ các điều kiện để tổ chức chứng nhận ISO đánh giá là vượt qua và nhận được chứng chỉ quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO 9001. Sau khi được cấp giấy doanh nghiệp đạt chuẩn quản lý ISO 9001 thì bạn cần phải duy trì và quản lý nhân sự một cách nghiêm ngặt và chỉn chu hơn.
Doanh nghiệp cần phải đảm bảo hệ thống quản lý của mình được vận hành xuyên suốt trong các hoạt động hàng ngày và thường xuyên cải tiến, nâng cao chất lượng quản lý.
Một doanh nghiệp muốn phát triển mạnh và bền vững, có tên tuổi trên thị trường thì việc áp dụng quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO thực sự rất cần thiết. ISO giúp tổ chức, doanh nghiệp xây dựng được hệ thống quản lý nhân sự một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và năng suất.
Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp
Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên là vấn đề cực kỳ quan trọng nếu doanh nghiệp muốn có được sự phát triển bền vững trong tương lai.
Nhân sự luôn là nền móng của doanh nghiệp, yếu tố quan trọng trong mọi quá trình. Vì vậy, đào tạo nhân sự, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng mà doanh nghiệp cần phải thực hiện. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể xây dựng được chương trình đào tạo hiệu quả.
Các bước xây dựng chương trình đào tạo nhân viên
a.Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo
Kế hoạch đào tạo nhân sự sẽ được xây dựng dựa trên nhu cầu đào tạo trong doanh nghiệp. Kế hoạch sẽ được thảo luận và quyết định bởi các cấp quản lý với mục tiêu gắn liền với mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp tại các thời điểm.
Xác định nhu cầu đào tạo nhân viên sẽ giúp bộ phận nhân sự có định hướng rõ ràng về chương trình đào tạo cũng như nhận được sự tham gia tự nguyện, nhiệt tình của toàn bộ nhân viên trong công ty.
b.Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân sự
Bản kế hoạch đào tạo nhân viên cần có các thông tin chi tiết về các yếu tố như:
-Tên chương trình đào tạo nhân sự
-Các mục tiêu cần đạt được sau khi kết thúc chương trình
-Các đối tượng trực tiếp tham gia vào chương trình đào tạo
-Các nhân sự, phòng ban tham gia chương trình đào tạo
-Nội dung đào tạo, hình thức đào tạo nhân sự chính
-Thời gian, địa điểm, chi phí tổ chức đào tạo
-Các điều kiện, chú ý khi tổ chức chương trình đào tạo
Hãy nhớ rằng, kế hoạch càng chi tiết, rõ ràng thì chương trình đào tạo nhân viên càng rõ ràng, dễ triển khai và có tỉ lệ thành công cao hơn. Kế hoạch đào tạo nhân viên chi tiết cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp triển khai, đánh giá và đo lường hiệu quả.
c.Bước 3: Triển khai và đánh giá kết quả đào tạo
Trước khi triển khai đào tạo, bộ phận đào tạo cần đảm bảo rằng tất cả nhân viên tham gia chương trình đều đã nắm rõ thông tin, mục đích của chương trình đào tạo cũng như trong tâm thế sẵn sàng tham gia.
Triển khai chương trình theo đúng kế hoạch là một trong những yêu cầu tiên quyết nếu muốn đảm bảo chất lượng, hiệu quả của việc đào tạo. Đừng quên việc ghi chép, lưu lại văn bản, hình ảnh và các kết quả thu được để đánh giá hiệu quả đào tạo được một cách chính xác nhất.
d.Đánh giá và cải tiến quy trình
Dựa trên tất cả các thông tin đã thu thập được sau chương trình đào tạo, nhà quản lý cần đánh giá chúng một cách chính xác nhất. Nội dung chương trình đào tạo đã thực sự phù hợp, có dễ áp dụng vào công việc thực tế hay không? Các hình thức đào tạo có gây được sự chú ý? Nếu chưa, cần thay đổi như thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Doanh nghiệp cũng cần thu thập các ý kiến của nhân viên sau khi đào tạo để có phương án thay đổi tối ưu nhất.
Phân loại các mẫu kế hoạch đào tạo nhân sự
Dựa theo cấp bậc trong doanh nghiệp, có thể phân chia kế hoạch đào tạo thành 3 loại:
-Đào tạo lãnh đạo: dành cho những người là lãnh đạo, thường dùng với doanh nghiệp cổ phần
-Đào tạo chuyên viên: dành cho nhân viên nâng cao với mục đích nâng cao nghiệp vụ. chuẩn bị cho nhiệm vụ mới
-Đào tạo nhân viên mới: dành cho nhân viên mới
Các doanh nghiệp thường sử dụng một số hình thức đào tạo nhân viên phổ biến hiện nay:
-Đào tạo trong khi làm việc: Nhân viên sẽ được học hỏi qua công việc thực tế. Cách này sẽ phù hợp với những công việc mang tính thực hành cao.
-Họp định kỳ trong nội bộ: Đây là cách thức đào tạo thông qua các buổi gặp mặt theo định kỳ tuần, tháng, quý. Hình thức này được áp dụng cho việc đào tạo một kỹ năng cho nhiều đối tượng
-Mentorship: Đây là hình thức hay được sử dụng cho cấp quản lý, người đi trước hướng dẫn những người mới trực tiếp.
Với kế hoạch đào tạo nhân viên cụ thể, rõ ràng, doanh nghiệp sẽ có thể triển khai được chương trình đào tạo hiệu quả, tối ưu mà vẫn tiết kiệm chi phí, nâng cao đáng kể chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Tầm nhìn sứ mệnh là gì? Vai trò của tầm nhìn sứ mệnh với doanh nghiệp
Tầm nhìn sứ mệnh là gì chính là thắc mắc chung của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là đối với startup.
Tầm nhìn sứ mệnh là gì?
Khái niệm tầm nhìn
Tầm nhìn trong tiếng Anh là vision, nó mang ý nghĩa là những điều mà công ty/doanh nghiệp mong muốn đạt được trong tương lai. Cũng chính vì vậy mà người ta gọi tầm nhìn là mục tiêu dài hạn của công ty/doanh nghiệp. Và vì là dài hạn nên nó có thể kéo dài trong vòng 5 - 10 năm, thậm chí có thể lâu hơn nữa.
Trong tầm nhìn, có 3 yếu tố rất quan trọng quyết định nên một tầm nhìn hấp dẫn. Bao gồm: mục đích, bức tranh tương lai và giá trị. Trong đó, mục đích là lý do tồn tại của công ty/doanh nghiệp, bức tranh tương lai là các định hướng mà bạn cần thực hiện trong tương lai, còn giá trị là những hành động, quyết định quyết định đến hiệu quả đạt được.
Khái niệm sứ mệnh
Sứ mệnh cũng là một phần kiến thức góp phần làm rõ định nghĩa tầm nhìn sứ mệnh là gì? Trong tiếng Anh, sứ mệnh là mission, nó được hiểu tóm tắt là những giá trị của một tổ chức. Thông thường, khi nhắc đến sứ mệnh, người ta sẽ hiểu thiên về hiện tại, là những gì bạn làm, cống hiến và cách thực hiện nhiệm vụ mỗi ngày.
Như vậy, tóm lại tầm nhìn sứ mệnh là mục tiêu mà doanh nghiệp/công ty đặt ra và cố gắng hoàn thành bằng những kế hoạch cụ thể. Đây là mục tiêu chung và được phát triển thông qua những nhiệm vụ cụ thể hơn.
Vai trò của tầm nhìn sứ mệnh với doanh nghiệp
Sau khi nắm được khái niệm tầm nhìn sứ mệnh là gì, thì yếu tố tiếp theo mà nhiều người đặc biệt quan tâm đó chính là vai trò của tầm nhìn sứ mệnh đối với doanh nghiệp. Thực tế, tầm nhìn sứ mệnh đóng vai trò quan trọng đối với cả doanh nghiệp lớn và nhỏ. Cụ thể như sau:
- Những tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh mà doanh nghiệp đề ra đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mục đích và kết quả đạt được của doanh nghiệp. Bởi các tiêu chí trong tầm nhìn sứ mệnh sẽ ăn sâu vào tâm thức của nhân viên, tạo nên động lực làm việc hiệu quả hơn.
- Nhiều doanh nghiệp hoạt động thành công đưa ra nhận định rằng, tầm nhìn sứ mệnh tương tự như một chiếc bàn là, nó giúp doanh nghiệp có thể hướng dẫn, chỉ dẫn nhân viên đi đúng hướng trên con đường chinh phục mục tiêu.
- Các chiến lược đề ra trong tầm nhìn chiến lược giúp việc sắp xếp nguồn lực được thực hiện tốt hơn, tạo ra những thành công chắc chắn trong tương lai.
- Cung cấp cho doanh nghiệp một hướng đi rõ ràng tất cả hướng đến mục tiêu đã đề ra. Do đó, một lưu ý khi đưa ra tầm nhìn chiến lược đó chính là phải hướng đến mục tiêu chính, tránh đi lệch hoặc đi ngược lại mục tiêu.
- Các tiêu chí đưa ra trong tầm nhìn chiến lược sứ mệnh giúp cung cấp một tiêu điểm để gắn kết mọi người trong một doanh nghiệp với nhau, để định hướng họ ngay từ đầu phải hướng tới một mục tiêu duy nhất. Từ đó, tăng hiệu quả và hiệu suất công việc của doanh nghiệp.
Cũng chính những vai trò to lớn của tầm nhìn sứ mệnh mang lại mà ngày nay, các doanh nghiệp/công ty ngày càng chú trọng xây dựng. Thực tế, nếu xây dựng một tầm nhìn sứ mệnh cụ thể, khoa học thì hiệu quả đạt được sẽ cao hơn nhiều.
Các yếu tố quản lý hiệu suất dựa trên năng lực
Quản lý hiệu hiệu suất dựa trên năng lực là điều mà bất cứ nhà quản lý nào cũng muốn làm tốt. Tuy nhiên, với nhiều doanh nghiệp, đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng.
Với mỗi doanh nghiệp, việc quản lý hiệu suất là một phần thiết yếu trong khâu quản lý tổng thể. Quản lý hiệu suất tốt, doanh nghiệp mới có thể đạt được mục tiêu đã đề ra cũng như xây dựng định hướng phát triển đúng đắn.
Xác định mục tiêu cụ thể
Việc đầu tiên bạn cần làm là xác định được các mục tiêu quản lý một cách cụ thể nhất. Đó không chỉ là mục tiêu của doanh nghiệp mà còn là mục tiêu của từng nhân viên trong công ty. Các cá nhân cần phải cố gắng đạt được mục tiêu đã đề ra. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể đạt được mục tiêu của toàn doanh nghiệp.
Thêm vào đó, cho dù bạn đang đặt các mục tiêu cho cá nhân hay cho đội nhóm thì hãy đảm bảo rằng mục tiêu đó hướng đến phát triển các năng lực cốt lõi và hỗ trợ thực hiện hoàn thành mục tiêu của toàn doanh nghiệp.
Truyền thông
Một trong những yếu tố quan trọng trong kế hoạch quản lý hiệu suất dựa trên năng lực là các hoạt động truyền thông.
Trước hết, hãy đảm bảo rằng tất cả các nhân viên của bạn nắm rõ được kế hoạch, mục tiêu là gì và các công việc cần thực hiện để hoàn thành mục tiêu đó. Thường xuyên gợi nhắc nhân viên về mục tiêu và theo sát tiến độ hoàn thành mục tiêu là điều cần thiết mà quản lý cần chú ý. Các mục tiêu cá nhân, mục tiêu nhóm cũng cần được theo sát cẩn thận. Thêm vào đó, việc công khai tiến độ hoàn thành mục tiêu của các nhóm khác nhau trong từng giai đoạn cũng là một cách tạo động lực cố gắng hơn giữa các đội nhóm.
Mặt khác, trong các thông báo, thông tin tuyển dụng hay các ấn phẩm lưu truyền nội bộ, nhà quản lý hãy luôn luôn gợi nhắc về các mục tiêu đã đề ra. Quản lý cũng có thể lồng ghép những thông tin về mục tiêu vào những công việc quan trọng.
Quan tâm hơn tới các vị trí tuyển dụng
Muốn quản lý hiệu suất hiệu quả, doanh nghiệp của bạn cần phải quản lý sát sao từ khâu tuyển dụng. Với các vị trí tuyển dụng, cần xác định trước cho họ con đường thăng tiến, định hướng các kỹ năng cần thiết, cần bổ sung để họ nhanh chóng theo kịp môi trường làm việc và định hướng chung của doanh nghiệp.
Bộ phận nhân sự cần bám sát khung năng lực, đặc biệt là nhóm các năng lực cốt lõi để có được các vị trí tuyển dụng phù hợp, cũng như xây dựng được kế hoạch phát triển nhân sự hoàn hảo nhất cho doanh nghiệp.
Xác định các kỹ năng còn thiếu sót
Mỗi vị trí trong doanh nghiệp sẽ đòi hỏi các kỹ năng tương ứng. Nhân sự cũng cần xây dựng bộ kỹ năng yêu cầu cho mỗi nhân viên dựa trên đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc đánh giá một cách chính xác năng lực của nhân viên sẽ hỗ trợ doanh nghiệp có cái nhìn rõ hơn về những lỗ hổng trong doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra được những phương án xây dựng đội ngũ nhân viên hoàn hảo cho doanh nghiệp.
Đào tạo & phát triển
Đào tạo & phát triển là một trong những hoạt động quan trọng trong quản lý hiệu suất dựa trên năng lực của nhân viên trong doanh nghiệp. Sau khi đánh giá được năng lực nhân viên một cách chính xác, doanh nghiệp của bạn cần xây dựng một kế hoạch và chương trình đào tạo nhân sự chất lượng. Hãy đảm bảo rằng việc đào tạo giúp nâng cao hiệu suất công việc của mỗi cá nhân cũng như các đội nhóm.
Với kế hoạch phát triển và huấn luyện cụ thể, tổ chức của bạn có thể đạt được nhiều mục đích: thu hẹp khoảng cách về kỹ năng, xem xét kỹ lưỡng các vị trí công việc trong tương lai và đưa những vị trí ấy đi đúng hướng theo lộ trình nghề nghiệp.
Điều chỉnh nếu cần thiết
Trong quá trình triển khai, dựa trên phản hồi của những cá nhân mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh cho phù hợp với doanh nghiệp. Hãy chắc chắn mọi hoạt động đều hướng đến mục tiêu và năng lực cốt lõi của doanh nghiệp. Bạn cũng có thể cảm nhận được sự tiến bộ rõ rệt trong chính doanh nghiệp của bạn.
Để có thể quản lý hiệu suất dựa trên năng lực một cách hiệu quả, doanh nghiệp của bạn cần đảm bảo nhiều yếu tố, quan trọng nhất là năng lực của đội ngũ nhân sự. Bởi vậy, việc xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng cao qua các chương trình đào tạo nội bộ là điều cần thiết cho doanh nghiệp.
Công ty may đồng phục spa giá rẻ tại TPHCM. Chúng tôi có quy mô xưởng may lớn; đội ngũ công nhân may lành nghề; đặc biệt có bộ phận chuyên môn phụ trách kiểm định sản phẩm đầu cuối; đảm bảo các sản phẩm có độ hoàn chỉnh cao; đường may tỉ mỉ trước khi được bàn giao cho khách hàng...
CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC GIÁ RẺ UY TÍN TP.HCM
Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18(Ms.Nguyệt)
Email: nguyethey@gmail.com
Website: Maula.vn
Fb: https://vi-vn.facebook.com/dongphucgiareSG/
Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2
SP: https://www.dongkhai.com